Giặt và bảo dưỡng nón

Nếu là một tín đồ thời trang bạn sẽ không thể không có một BST mũ với các kiểu dáng và chất liệu khác nhau. Bạn cũng sẽ phải nghĩ cách để giặt giũ và bảo quản chúng.

Mũ đơn

Khi giặt mũ đơn nói chung, trước hết tìm một vật gần bằng cái mũ (như một chậu sứ nhỏ). Sau đó trùm mũ lên và giặt, phơi gần khô chỉnh hình dáng lại như cũ để giúp mũ không bị biến dạng.

Mũ đan bằng mây lá

non may la

Trước khi giặt mũ bằng mây lá, phải lấy ra những vật trang trí, sau đó ngâm mũ vào nước nóng mấy tiếng đồng hồ (mũ lá mây không vì thế mà biến dạng).

Sau khi ngâm, dùng bàn chải chải sạch bằng xà phòng hoặc bằng bột giặt (1 lít nước ấm pha một thìa bột giặt).

Sau khi chải sạch bụi bẩn, có thể dùng dung dịch oxy già (3 lít nước cho một thìa) để giặt.

Sau đó cho mũ lá vào dung dịch có nhiệt độ bằng nhiệt độ phòng, gia nhiệt 50-60 độ C, 30 phút sau lấy ra, dùng nước sạch chải sạch. Sau cùng phơi ngoài trời nắng.

Mũ dạ

Non da

Vết bẩn trên mũ dạ có thể dùng dung dịch hỗn hợp amoniac và cồn với lượng bằng nhau để giặt.

Trước hết, dùng miếng bông tẩm hỗn hợp này lên mũ, chú ý không làm ướt mũ quá, nếu không mũ dễ thay đổi hình dạng. Tiếp theo, dùng khăn khô lau sạch, dùng bàn chải lông chải, rồi phơi khô.

Chỗ còn sờn trên mũ có thể dùng giấy nhám mịn xát qua; cũng có thể xoa lên ít muối, rồi dùng bàn trải cứng chải, mũ chải xong nhìn như mới.

Mũ da hươu

Mũ da hươu nếu không quá bẩn có thể dùng muối tinh xoa giặt, tuy nhiên lượng muối không được quá nhiều để tránh da hươu bị bóng.

Mũ hàng dệt kim


Sau khi giặt, tốt nhét đầy giấy hoặc vải vụn vào trong mũ, sau đó phơi khô để cho mũ khôi phục nguyên dạng và phồng lên. Hiệu quả làm sạch và đẹp đạt mức cao nếu mũ sau khi phơi khô được xông qua nước nóng.

Mũ bông

Non bong

Khi giặt mũ bông, tốt là tách riêng phần bông. Phần mũ giặt xong phơi khô, là phẳng, sau đó lấy bông cho vào, lại may theo nguyên dạng.

Mũ da

nón da

Bạn có thể dùng củ hành cắt làm 2 miếng và xoa lên mũ da. Dùng vải tẩm xăng và lau khô cũng sẽ cho hiệu quả làm sạch cao.

—————–

Mũ bảo hiểm

Mũ bảo hiểm bốc mùi hôi hám là vấn đề mà phần lớn những người đi xe máy đều từng đối mặt. Do vậy, không ít người đã phải “vắt tay lên trán” để nghĩ cách chùi rửa mũ bảo hiểm từ trong ra ngoài sao cho thật sạch sẽ mà không gây hư hỏng.

Nếu bạn đang dùng một chiếc mũ bảo hiểm có lớp lót bên trong tháo lắp tùy ý, cách lau rửa sẽ đơn giản hơn. Chỉ cần tháo bỏ lớp lót và đệm má, giặt bằng tay hoặc cho vào máy giặt. Lưu ý là phải giặt hoặc chọn chế độ quay thật nhẹ nhàng để chúng không bị rách. Sau đó mới đến khâu xử lý phần vỏ bên ngoài mũ bảo hiểm.

Đầu tiên, hãy kiếm một miếng vải hoặc khăn sợi nhỏ, mềm mại và chuẩn bị chất tẩy rửa loại nhẹ. Làm ẩm khăn bằng nước trước khi nhỏ một vài giọt chất tẩy rửa lên. Lau vỏ mũ nhẹ nhàng để chất tẩy rửa loại bỏ toàn bộ phần bụi bẩn. Tiếp đó, lau lại vỏ mũ một lần nữa bằng nước cho đến khi sạch hết chất tẩy rửa. Chỉ cần làm như vậy, bạn đã có ngay một chiếc mũ bảo hiểm sáng bóng bên ngoài và thơm tho bên trong.

Đối với những loại mũ bảo hiểm không thể tháo rời lớp lót, các khâu xử lý có phần phức tạp hơn một chút. Dưới đây là 7 bước giúp bạn giặt mũ bảo hiểm với lớp lót dính liền một cách hiệu quả .

Tháo nón

Bước 1: Tháo bỏ đệm má, miếng lọc bụi cho mũi, kính chắn gió…

Bỏ hoa chất

Bước 2: Lấy một ít dầu gội đầu thay vì dung dịch rửa cốc chén và đổ ra chậu. Dầu gội không gây hại cho da đầu người sử dụng nên cũng tốt cho mũ bảo hiểm, thêm vào đó, nó giúp tóc bạn không bị “hai mùi” khi đội chiếc mũ bảo hiểm mới được giặt và phơi khô xong. Trong khi đó, dung dịch rửa cốc chén và xà phòng giặt lại quá mạnh đối với lớp lót mũ nên bạn cần hạn chế dùng nó để rửa. Lượng dầu gội đầu sử dụng tùy thuộc vào mức độ “bốc mùi” của chiếc mũ, bạn có thể giặt lại lần 2 hoặc 3 nếu mũ bạn vẫn cáu bẩn.

Bỏ vào chậu ngâm

Bước 3: Pha một ít nước ấm vào chậu. Tránh dùng nước quá lạnh hoặc quá nóng. Nước ấm khiến dầu và chất bẩn dễ trôi ra hơn.
Xịt nước lên nón bảo hiểm

Bước 4: Xịt nước để loại bỏ lớp bụi bẩn bám trên mũ trước khi rửa bằng hỗn hợp nước-dầu gội đã pha từ trước.

Nhúng mũ bảo hiểm

Bước 5: Nhúng mũ vào chậu rồi té nước vào bên trong để rửa sạch lớp lót.

Xoa lớp lót bên trong

Bước 6: Nhẹ nhàng xoa lớp lót để dầu gội tẩy sạch mùi hôi hám và bụi bẩn.
Rửa kỹ lại

Bước 7: Xịt nước và gột sạch dầu gội.

Phơi khô

Bước 8: Phơi mũ trên giá có lỗ để tránh kéo dài thời gian khô vì nước đọng. Nếu thời tiết ẩm ướt, bạn có thể phơi mũ ở nơi có quạt để thổi cho mũ nhanh khô.

Luu ý : 1 tháng giặt 2 lần, nếu bạn ra nhiều mồ hôi thì 1 tuần giặt 1 lần. Trân trọng!